ỦY BAN QUỐC GIA TÌM KIẾM CỨU NẠN VĂN PHÒNG
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2016
|
BÁO CÁO
Tổng hợp công tác chỉ đạo ứng phó cơn bão số 1 (Mirinae).
I. DIỄN BIẾN BÃO
Ngày 25/7/2016 vùng áp thấp trên khu vực Bắc Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, vị trí tâm ở 17,0 độ Vĩ Bắc; 117,5 độ Kinh Đông; đến 10h00 ngày 26/7/2016 mạnh lên thành bão (cơn Bão số 1 có tên quốc tế là Mirinae) cường độ cấp 8, giật cấp 9-10, hướng di chuyển Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 Km. 04h00 ngày 27/7/2016 Bão số 1 đổ bộ vào đảo Hải Nam/Trung Quốc; đến 10h00 ngày 27/7 bão đi vào Vịnh Bắc Bộ, cường độ cấp 8, giật cấp 9-11, hướng di chuyển Tây Tây Bắc, tốc độ 15- 25 km/giờ. Đến 22.00 ngày 27/7/2016 tâm bão đổ bộ vào Nam Định (khu vực ảnh hưởng từ Quảng Ninh đến Bắc Thanh Hóa), cường độ cấp 9-10, giật cấp 11-13, đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.
Đây là cơn bão hình thành ngay trên Biển Đông, hướng di chuyển phức tạp, tốc độ di chuyển nhanh, nhưng khi vào gần bờ di chuyển rất chậm và cường độ gió giật mạnh kéo dài, trên diện rộng; hoàn lưu bão gây mưa vừa đến mưa to cho hầu hết các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, một số nơi mưa rất to (Hòa Bình 245 mm, Vĩnh Phúc 250 mm,Thái Bình 186 mm; Nam Định, Ninh Bình 140 mm, Hà Nội trên 130 mm).
II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO
Thủ tướng Chính phủ có 02 Công điện số 1314 ngày 27/7/2016 và số 1315 ngày 28/7/2016, chỉ đạo UBND các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa; BCĐ TW về PCTT, UBQG TKCN; các Bộ, ngành và các cơ quan thông tin đại chúng triển khai quyết liệt, kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống bão, bảo vệ sản xuất, giúp dân ổn định cuộc sống.
– Ngày 27/7/2016 Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng dẫn đầu Đoàn các Bộ, ngành trực tiếp đi kiểm tra, chỉ đạo ứng phó bão số 1 tại Thái Bình, Hải Phòng, tham gia đoàn có đồng chí Trương Đức Nghĩa, Chánh Văn phòng và các cơ quan liên quan. Ủy ban Quốc gia TKCN và Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cử các Đoàn công tác đi chỉ đạo chống bão tại Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định.
– Ngày 26, 27/7/2016, Bộ trưởng – Trưởng ban Ban Chỉ đạo TW về PCTT đã chủ trì cuộc họp thường trực Ban chỉ đạo triển khai công tác đối phó với bão số 1.
– Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn – Ban chỉ đạo TW về PCTT ban hành 02 Công điện gửi các địa phương, Bộ, ngành yêu cầu triển khai các biện pháp chống bão số 1, trong đó tập trung vào việc kêu gọi tàu, thuyền; triệt để sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm; Chủ động tiêu thoát nước chống ngập lụt khu vực đô thị và diện tích lúa; chỉ đạo kiểm tra an toàn đập; đê kè bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông trong vùng ảnh hưởng bão.
– Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Y tế, Thông tin và truyền thông, Công thương… đã có các điện chỉ đạo ứng phó với bão số 1.
– Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiềng nói Việt Nam và các đài khu vực, địa phương đã tăng thời lượng phát tin chỉ đạo về cơn bão số 1 để các cấp chính quyền, nhân dân biết, chủ động phòng chống.
– Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa và các tỉnh Bắc Bộ đã có điện, thông báo chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các cấp chính quyền triển khai thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ, của Ủy ban Quốc gia TKCN, Ban chỉ đạo TW về PCTT tập trung chỉ đạo, quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó với bão. Một số tỉnh ven biển dừng các cuộc họp để lãnh đạo các cấp tập trung xuống các địa bàn trọng điểm chỉ đạo chống bão.
III. CÔNG TÁC TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ
1. Công tác kêu gọi tàu thuyền
Bộ đội Biên phòng từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa phối hợp chặt chẽ chính quyền các địa phương, gia đình chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 61.973 phương tiện/270.627 người đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng đi của bão để chủ động di chuyển phòng tránh hoặc về bến neo đậu bảo đảm an toàn.
2. Công tác di dời dân
Chính quyền địa phương đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Quân đội, Công an và các cơ quan liên quan tổ chức sơ tán, di dời nhân dân ở các khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn 33.411 người, trong đó: Quảng Ninh 3.492 người (2.142 khách du lịch,1.350 người dân); Hải Phòng: 10.356 người; Thái Bình: 13.190; Nam Định: 5.981; Ninh Bình: 392 người.
3. Công tác tìm kiếm cứu nạn
Trong quá trình di chuyển tránh trú bão một số tàu cá của ngư dân bị hỏng máy, mắc cạn, trôi dạt. Bộ đội Biên phòng kịp thời điều lực lượng, phương tiện đưa 31 người/08 tàu cá của ngư dân Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa vào bờ an toàn.
IV. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
1. Bộ Quốc phòng
Chỉ đạo Quân khu 3 triển khai 2 SCH phía trước: 01 SCH trên hướng Quảng Ninh, Hải Phòng; 01 SCH trên hướng Nam Định, Thái Bình.
Huy động ứng trực sẵn sàng hỗ trợ chính quyền và nhân dân các địa phương chống bão: 80.062 người (Bộ đội 15.676, Dân quân tự vệ 64.386); 93 tàu, 230 xuồng, 578 ô tô các loại, 07 xe lội nước, 10 xe cẩu, xe nâng, 137 bộ nhà bạt, 2.584 áo phao. Sau bão tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong vùng ảnh hưởng của mưa lũ phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương sẵn sàng ứng cứu các tình huống lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá…
2. Bộ Công an: Chỉ đạo các lực lượng trên địa bàn phối hợp cùng với chính quyền địa phương tổ chức sơ tán bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho giao thông; cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố…
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo các địa phương chủ động rà soát, kiểm tra, vận hành đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập; hệ thống công trình thủy lợi để chủ động tiêu, thoát nước chống ngập úng, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
4. Bộ Công thương: Chỉ đạo tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị có liên quan tích cực, chủ động triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn các hầm mỏ, hồ chứa thủy điện, đặc biệt là các bãi thải của ngành than. Sau bão tích cực huy động lực lượng tập trung khắc phục thiệt hại ngành điện tại Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Hải Phòng; ưu tiên bảo đảm điện cho các trạm bơm tiêu thoát nước diện tích lúa bị ngập
5. Bộ Giao thông Vận tải: Chỉ đạo Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và các doanh nghiệp vận tải biển, kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền, sẵn sàng lực lượng phương tiện khắc phục các sự cố ngập lụt, sạt lở chia cắt giao thông.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia theo dõi diễn biến của bão, mưa lũ; thường xuyên cập nhật thông tin chuyển tải nhanh, đầy đủ đến các Bộ, ngành, địa phương để chỉ đạo ứng phó.
7. Bộ Xây dựng: Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị, địa phương trong việc tổ chức triển khai các biện pháp chằng chống nhà cửa, chủ động phương án bảo đảm an toàn cho các công trình xây dựng đặc biệt là thiết bị cẩu tháp, các khu chung cư cũ của các thành phố.
8. Các Bộ, ngành khác: Theo chức năng nhiệm vụ đã chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn kịp thời các địa phương chủ động chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó với bão, mưa lũ sau bão.
9. Các địa phương
Trong c«ng t¸c ứng phã víi b·o, c¸c ®Þa ph¬ng ®· chñ ®éng, kÞp thêi với nhiều biện pháp đã gi¶m thiÓu thiÖt h¹i. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trung vùng bão đổ bộ, trực tiếp xuống các vùng trọng điểm chỉ đạo quyết liệt công tác sắp xếp neo đậu tàu thuyền; công tác sơ tán, di dời dân ở vùng nguy hiểm đến nơi an toàn; đôn đốc triển khai các phương án hộ đê, kè, hồ đập cơ nguy cơ xảy ra sự cố; kiểm tra công tác “4 tại chỗ” bảo đảm cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống xảy ra. Sau bão đã tổ chức thăm hỏi hỗ trợ gia đình có người chết, bị thương; khôi phục hệ thống điện, thông tin liên lạc, giải tỏa giao thông do cây gẫy đổ; chỉ đạo hỗ trợ dân sửa chữa nhà cửa, tu sửa trường học, trạm xá, xử lý môi trường, tiêu thoát nước, khôi phục sản xuất nông nghiệp, từng bước khắc phục và ổn định đời sống nhân dân. Đối với các các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là khu vực Tây Bắc, Việt Bắc tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, triển khai các biện pháp sẵn sàng sử lý sự cố lũ quét, sạt lở đất đá.
V. THIỆT HẠI
– Về người: Chết 04 người (Hưng Yên 01, Yên Bái 01, Hà Nội 01, Hà Nam 01); Mất tích 01 người (Thanh Hóa); Bị thương 09 người (Nam Định 03, Thái Bình 03, Hà Nội 03).
– Về tài sản:
+ Đổ, gãy: 16 cột phát sóng (Nam Định 01, Thái Bình 11, Hải Phòng 03, Hà Nam 01); 2.578 cột điện trung và hạ thế (Hà Nội 61, Nam Định 1.900, Thái Bình 600, Hải Phòng 02, Hưng Yên 09, Ninh Bình 03, Hà Nam 02, Thái Nguyên 01) và chập cháy 06 Trạm biến áp (Hà Nội 03, Thái Bình 03).
+ Tàu, thuyền chìm: 59 (Nam Định 07, Thái Bình 46, Thanh Hóa 01, Hà Nội 05); va đập hư hỏng 21 (Nam Định 03, Thái Bình 18); 13 xe ô tô bị cây đổ đè hỏng (Hà Nội)
+ Sập 38 nhà (Thái Bình 02, Hà Nội 34, Ninh Bình 02); Tốc mái, hư hỏng 1.355 nhà (Hà Nội 574, Nam Định 500, Thái Bình 27, Hải Phòng 01, Lào Cai 164, Yên Bái 03, Hòa Bình 86).
+ Lúa và hoa màu: 196.247 ha lúa ngập úng (Hà Nội 175 ha, Nam Định 108.322, Thái Bình 41.200 ha, Hải Phòng 8.600 ha, Hưng Yên 1.600 ha, Ninh Bình 36.000 ha, Hòa Bình 350 ha). Hơn 9.580 ha nuôi trồng thủy sản bị mất trắng (Thái Bình 9.500 ha, Nam Định 80 ha)
+ Cây đổ: 38.375 cây (Hà Nội 9.063, Nam Định 8.000, Thái Bình 9.000, Hải Phòng 10.650, Hưng Yên 857, Ninh Bình 800, Thái Nguyên 05).
VI. ĐÁNH GIÁ, ĐỀ NGHỊ
1. Đánh giá
– Đây là cơn bão có cường độ trung bình, tốc độ di chuyển bất thường (trên vịnh Bắc Bộ di chuyển nhanh, vào gần bờ chậm lại có lúc không di chuyển); khi đổ bộ vào đất liền cường độ tăng (gió giật đến cấp 13) thời gian quần đảo kéo dài (từ 22h00/27- 07.00h/28/7/2016), kèm theo lượng mưa tương đối lớn; mức độ thiệt hại đối với nông nghiệp, nhà cửa của nhân dân, hệ thống điện, thông tin truyền thông là nghiêm trọng.
– Công tác chỉ đạo, triển khai ứng phó với bão kịp thời, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương: Chính phủ, Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Ban Chỉ đạo TW về PCTT, các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị quân đội trên địa bàn đã phối hợp chặt chẽ, chuẩn bị chu đáo, ứng phó có hiệu quả đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.
– Các lực lượng của Quân đội, Công an và các Bộ, ngành đã phối hợp, giúp chính quyền địa phương tổ chức di dời dân kịp thời. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức di dời gặp những khó khăn khi người dân còn chủ quan chưa cảm nhận về nguy cơ do bão, nên chấp hành chưa nghiêm việc di dời theo quy định (04 ngư dân trên tàu cá bị mắc cạn của Nam Định).
2. Đề nghị
– Hoàn lưu bão còn tiếp tục gây mưa lớn; lũ trên các sông, đặc biệt là sông, suối nhỏ sẽ dâng cao, dòng chảy mạnh, các địa phương vùng trung du, miền núi cần chú ý biện pháp hạn chế hoặc cầm người và phương tiện qua lại các ngầm, tràn, khu vực có nguy cơ sạt lở, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, bất cẩn dẫn đến thiệt hại đáng tiếc về người do mưa lũ sau bão.
– Các địa phương cần phát huy vai trò Thường trực TKCN thiên tai của BCHQS.
– Duy trì lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng cứu các tình huống đột biến và hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả sau bão để sớm ổn định đời sống và sản xuất.
– Phát huy hiệu quả hai nguyên tắc quan trọng trong phòng, chống thiên tai: Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau »; Phát huy tốt hơn phương châm ‘4 tại chỗ’.
Văn phòng UBQG-TKCN tổng hợp, báo cáo./.
N¬i nhËn: – Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng (để b/c); – Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh (để b/c); – BC§ PCLB Trung ư¬ng; – Văn Phòng Chính Phủ; – C20, C50, C51; – §µi THVN, §µi TNVN; – B¸o Q§ND; – Ph¸t thanh Q§ND; – Lu: VT, PCTT; P15. |
CHÁNH VĂN PHÒNG (Đã ký) Trương Đức Nghĩa |