CÁC VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH TỪ NĂM 2013 – 2019
Năm 2013
- Bão số 14 (HAIYAN)
- a) Diễn biến: Ngày 04/11/2013, vùng thấp trên vùng biển phía Đông Nam Philippin đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là “Haiyan”; bão có cường độ cấp 17, giật trên cấp 17, tốc độ di chuyển 30-35 km/h. Đêm 09/11, bão “Haiyan” đã vượt qua khu vực miền trung Philippin, đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 14 đi vào biển Đông nước ta. Sau khi đi vào biển Đông bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, tốc độ 30-35 km/h (có lúc 40km/h). Lúc 10.00 ngày 09/11/2013 bão đổi hướng sang hướng Bắc Tây Bắc và di chuyển dọc theo bờ biển các tỉnh từ đến Hải Phòng và đi vào Vịnh Bắc bộ, cường độ bão mạnh cấp14, 15 giật cấp17. Lúc 20.00 ngày 10/11 bão đổi hướng sang hướng Bắc, cường độ bão mạnh cấp 12, 13 giật cấp 14. Lúc 05.00 ngày 11/11/2013 bão đổ bộ vào địa phận tỉnh Quảng Ninh, cường độ bão mạnh cấp 8, 9 giật cấp 10, 11. Sau khi đi vào đất liên bão tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc và đi vào tỉnh Quảng Tây Trung Quốc. Hoàn lưu bão đã gây mưa diện rộng trên địa bàn các tỉnh từ Phú Yên đến Quảng Ninh, lượng mưa trung bình từ 100 đến 150 mm, có nơi trên 200mm.
- b) Công tác chỉ đạo.
* Điện và Công điện: Tổng số 28 điện, công điện, công hàm
– Thủ tướng Chính phủ có 03 Công điện khẩn số 1795, 1816, 1850/CĐ-TTg ngày 05, 07, 09/11/2013; Văn phòng CP có 01 Công điện số 9421/CĐ-VPCP ngày 07/11/2013.
-UBQG TKCN phối hợp với Ban Chỉ đạo PCLBTW có 05 Công điện số 84, 86, 88, 89, 91/CĐ-TW ngày 04, 05, 07, 09/11/2013.
– Bộ Quốc phòng có Công điện số 185/CĐ-BQP ngày 08/11/2013.
– Bộ Tổng tham mưu có 07 Điện số 179, 180, 181, 182, 183, 184, 186/TK từ ngày 03, 04, 05, 06, 10/11/2013.
– Cục Cứu hộ-Cứu nạn có điện số 187/TK ngày 10/11/2013
– Bộ Ngoại giao có 08 Công hàm số 1158, 1159, 1160, 1161, 1171, 1172, 1173, 1174/CH-LS-BHCD ngày 05, 07/11/2013 và 02 Công điện số 2088, 2104/CĐ-LS-BHCD ngày 05, 07 /11/2013 gửi Đại Sứ quán Trung Quốc, Philipin, Indonesia, Malaysia và Đại Sứ quán Việt Nam tại các nước trên.
- c) Kết quả
– Kiểm đếm, hướng dẫn dược 85.927 phương tiện/388.666 LĐ tránh (trong đó Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo Chỉ huy đảo Trường Sa tiếp nhận 115 phương tiện/1.539 LĐ vào tránh trú an toàn trên các đảo).
– Di dời, sơ tán được 271.998 hộ/1.191.819 người dân và lồng bè nuôi trồng thủy sản được 7.817 lồng bè, chòi canh/11.968 LĐ đến nới an toàn.
* Giúp nhân dân chằng chống được 52.962 nhà, 189 trường học và công trình công cộng.
- Vụ 11 người dân bị lũ cuốn mất tích tại Ea Súp/Đắk Lắk.
- a) Diễn biến: Do mưa lũ kết hợp với việc xả lũ hồ thủy lợi Ea Đrăng, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk:Lúc 11h00 ngày 17/9/2013, tại khu vực ngã 3 suối Ea Đrăng và sông Ea H’leo 12 người dân trú tại thôn 14, xã Cư KBang, huyện Ea Súp đi làm rẫy bị lũ cuốn trôi, 11 người mất tích..
- b) Nguyên nhân:Do công tác điều tiêt nước xả đáy không đúng quy trình (mùa lũ không có người trực, xả đáy chậm, lượng nước quá lớn); công tác thông tin, thông báo đến người dân khi tiết hành xả đáy còn hạn chế. Nên đã gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản.
- c) Lực lượng tham gia cứu nạn và khắc phục hậu quả: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắc Lắc điều động 382 đ/c (Bộ đội 21, DQ 351), 03 xuồng tổ chức tìm kiếm cứu nạn. Kết quả Lực lượng cứu được 03 người, tìm thấy 06 thi thể, mất tích 02 người
Năm 2014
Vụ việc máy bay MH 370 của Malaysia bị mất liên lạc
5.1. Diễn biến
Lúc 09h25 ngày 08/3/2014, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn (Cục Cứu hộ – Cứu nạn) nhận được thông tin từ Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam và Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam: Máy bay MH 370, loại máy bay Boeing 777 – 200 (quốc tịch Malaysia) chở 239 người, cất cánh lúc 16h42 (UTC) tức 23h42 (VN) ngày 07/03/2014 từ Kuala Lampur/Malaysia – Bắc Kinh/Trung Quốc. Đến 17h21 (UTC) tức 00h21 ngày 08/03/2014(VN) tại 06o56’N – 103o35’E (cách Tây Nam mũi Cà Mau khoảng 120 hải lý, trên vùng biển Malaysia, cách Nam vùng chồng lấn Việt Nam – Malaysia khoảng 25 hải lý), máy bay bị mất liên lạc trước khi bàn giao FIR cho Việt Nam.
5.2. Công tác chỉ đạo
– Nhận được tin, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Bộ Quốc phòng đã khẩn trương triển khai các biện pháp điều động lực lượng phương tiện ra hiện trường tìm kiếm.
– Ngày 09/3/2014, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và Ủy ban An ninh Hàng không Dân dụng, để chỉ đạo: tổ chức tìm kiếm cứu nạn 24/24 giờ; mở rộng phạm vi tìm kiếm; công tác phối hợp lực lượng, phương tiện nước ngoài vào tham gia tìm kiếm.
– Ngày 10, 11, 12/3/2014 đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ trực tiếp đến Trung tâm Điều hành của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn để chỉ đạo các lực lượng của Bộ Quốc phòng thực hiện công tác tìm kiếm.
Ngày 10/3/2014 Bộ Tổng Tham mưu đã điện:
+ Số 04/TK chỉ đạo: Hải quân bảo đảm nhiên liệu cho tàu SAR 413 để tiếp tục ở lại thực hiện nhiệm vụ chỉ huy hiện trường; PK-KQ triển khai tổ bảo đảm thông tin không lưu để thành lập Bộ phận Chỉ huy hỗn hợp trên tàu SAR 413;
+ Số 05/TK chỉ đạo: Bộ Tư lệnh Quân khu 9 đảm bảo quân y, hậu cần cho 02 Sở Chỉ huy tiền phương tại Phú Quốc và Cà Mau để phối hợp chỉ đạo lực lượng trong, ngoài nước tham gia phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
– Lúc 09h10 ngày 14/3/2014, Bộ Quốc phòng có điện số 09/TK gửi Bộ Tư lệnh Hải quân, PK-KQ, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân khu 5, 7, 9 yêu cầu: Các lực lượng tham gia tìm kiếm máy bay MH370 chuyển trạng thái từ “tìm kiếm tích cực” sang “tìm kiếm duy trì” kết hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền; các tàu tăng cường quan sát, khi phát hiện phương tiện nước ngoài vào vùng biển của ta tìm kiếm phải chủ động bám sát và phối hợp tìm kiếm với tàu bạn; các máy bay tìm kiếm bám theo đường FIR HOCHIMINH kết hợp quan xác, xác định vị trí phương tiện nước ngoài; BTL Biên phòng, các Quân khu 5, 7, 9 tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm theo nội dung điện 07/TK ngày 11/3/2014 của Bộ Quốc phòng.
5.3. Kết quả
Từ ngày 08/3 đến ngày 14/3/2014 ta đã huy động 11 máy bay, 10 tàu, 01 đài ra đa (Máy bay: PK-KQ 08 chiếc, Cảnh sát biển 02 chiếc, Hải quân 01 chiếc; Tàu: Hải quân 05 tàu, Hàng hải 02 tàu, Cảnh sát biển 03 tàu) và 2.395 người trực tiếp tham gia tìm kiếm và phục vụ tìm kiếm. Các tàu đã hoạt động tìm kiếm trên quãng đường 12.589 hải lý; các máy bay đã bay: 55 chuyến, thời gian bay 169 giờ 54 phút.
Ngoài ra còn huy động 815 tàu, thuyền các và 6.505 người làm ăn trên sông, biển kết hợp quan sát, phát hiện tại chỗ.
Các phương tiện đã tìm kiếm và quan sát trên diện tích gần 196.000 km2, (cả trên biển và đất liền) phát hiện 14 mục tiêu, số mục tiêu đã được xác minh là 14, tất cả đều không liên quan đến máy bay MH370.
Từ ngày 08-3 đến 15-3 ta đã quan sát, phát hiện và quản lý chặt chẽ 43 lượt máy bay và 48 lượt tàu của các nước gồm Malaixia, Singapore, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản … hoạt động tìm kiếm máy bay MH370. Nhìn chung các tàu và máy bay nước ngoài đều thông báo trước khu vực hoạt động, thời gian ra vào và ta đã tổ chức giám sát chặt chẽ, không để xảy ra sự cố đáng tiếc nào.
Sập hầm Đa Dâng
Lúc 07h00 ngày 16/12 tại công trình đang thi công đường hầm dẫn nước thuộc công trình thủy điện Đa Dâng, do Công ty Cổ phần Sông Đà 505/Tổng công ty Sông Đà thi công tại thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng bị sập. Công trình đường hầm có tổng chiều dài là 700 m, đã thi công được khoảng 620 m, đường hầm có khẩu độ 3m x 3.5m; vị trí sập có chiều dài khoảng 30 m; cách cửa hầm khoảng 440 m. Hậu quả làm 12 công nhân đang thi công bị mắc kẹt phía trong.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Cục Cứu hộ-Cứu nạn đã kịp thời xác minh thông tin về tình hình địa chất, lực lượng phương tiện tại chỗ của đơn vị thi công, cũng như các yếu tố giao thông, thời tiết có liên quan, cho thấy: địa chất khu vực đường hầm phức tạp, đất xen lẫn đá vỉa và đá khối, do trước đó mưa nhiều nên nước thẩm thấu nhiều, dễ gây sụt, sạt; rất khó khăn cho công tác cứu nạn. Từ nhận định trên Cục đã báo cáo và tham mưu cho Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu điều động lực lượng thuộc Lữ đoàn Công binh 25/ Quân khu 7 cùng với các trang bị chuyên dụng đến hiện trường phối hợp với lực lượng của Bộ Chỉ huy Quân sự Lâm Đồng và đơn vị thi công khẩn trương cứu nạn các nạn nhân. Đồng thời tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn điều động một lực lượng Trung tâm cấp cứu mỏ/Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam từ Quảng Ninh vào hiện trường cùng phối hợp cứu nạn.
Ngày 17/12 Cục Cứu hộ-Cứu nạn đã cử đoàn công tác do đồng chí Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng làm trưởng đoàn và một số cán bộ có kinh nghiệm vào hiện trường trực tiếp chỉ đạo công tác cứu nạn. Trưa ngày 17/12, đ/c Bộ trưởng Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Bộ trưởng Bộ Y tế đã vào hiện trường để thị sát và chỉ đạo.
Đến 19h00 ngày 17/12, công tác cứu nạn vẫn gặp nhiều khó khăn, do mưa, đất lún sụt, nước trong hầm dâng cao, nguy hiểm đến tính mạng của 12 công nhân đang mắc kẹt trong hầm và lực lượng cứu nạn; trước tình hình trên, Cục Cứu hộ-Cứu nạn tiếp tục đề nghị Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu điều động lực lượng, phương tiện và cán bộ có kinh nghiệm của thuộc: Lữ đoàn Công binh 293, tiểu đoàn Công binh 93/Binh chủng Công binh đang làm nhiệm vụ tại Khánh Hòa cơđộng đến hiện trường để tăng cường cho lực lượng cứu nạn.
Ngày 18/12, đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn và đại diện Văn phòng Chính phủ có mặt tại hiện trường thị sát và trực tiếp chỉ đạo: các lực lượng tham gia cứu nạn tiếp tục thi công đường cứu nạn theo phương án của Ban chỉ đạo tại chỗ xác định; đồng thời giao lực lượng công binh là chủ lực thực hiện mở lối thoát từ cả hai phía và triển khai khoan nhồi từ đỉnh đồi; hút nước trong khoang mắc kẹt; tiếp tế thực phẩm cho các nạn nhân; do được tiếp tế thực phẩm và nước uống nên sức khỏe các nạn nhân ổ định. Đêm 18 và ngày 19/12, các lực lượng tiếp tục thi công đường cứu nạn theo phương án của Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Ban chỉ đạo xác định.
Kết quả: Đến 16h20 cùng ngày, hướng đường hầm cứu nạn của Bộ đội Công binh đãđào thông và cứu được toàn bộ 12 công nhân đưa ra ngoài an toàn, tình trạng sức khỏe ổn định.
Tổng số lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn: 784 người, 81 phương tiện các loại, cụ thể:
– Về lực lượng:
+ Bộ đội: 433 đ/c (Binh chủng Công binh: 110 đ/c; Công binh QK7: 31 đ/c; Bộ CHQS Lâm Đồng: 112 đ/c Bộ đội và 180 đ/c Dân quân);
+ Lực lượng khác: 351 người (Trung tâm Cấp cứu mỏ: 51; Công an: 200; địa phương và đơn vị thi công: 100).
– Về phương tiện: Quân đội: 64; lực lượng khác: 17, cụ thể: 12 ô tô, 07 xe chuyên dụng, 02 xe cẩu, 03 máy xúc, 03 máy húc, 06 máy khoan đá, 02 máy cắt bê tông, 01 máy cưa xích, 03 bộ cứu hộ thủy lực, 03 bộ dò tìm tổng hợp, 07 bộ kích thủy lực, 03 máy phát điện, 05 bộ trang bị thở và 24 trang bị cầm tay các loại.
Năm 2016
Công tác tìm kiếm máy bay SU30 mất liên lạc
* Diễn biến
Lúc 07h29 ngày 14/6/2016, tại tọa độ 18o57’22″N-106o03’18″E (cách Đông Bắc Hòn Mắt/Nghệ An khoảng 16 hải lý), máy bay SU 30 số hiệu 8585 thuộc Sư đoàn 371/Quân chủng Phòng không – Không quân thực hiện nhiệm vụ bay huấn luyện bị tai nạn. Kíp bay gồm 02 phi công (Thượng tá Trần Quang Khải – Phó Trung đoàn trưởng TMT và Thiếu tá Nguyễn Hồng Cường – Phó Phi đội trưởng).
* Công tác chỉ đạo
Bộ Quốc phòng kịp thời chỉ đạo các đơn vị tổ chức lực lượng phương tiện tìm kiếm cứu nạn; thành lập Sở Chỉ huy phía trước tại BCHQS thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An do đồng chí Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam trực tiếp chỉ huy.
+ Quân chủng PK-KQ, Hải quân; BTL Biên phòng, Cảnh sát biển điều ngay lực lượng, phương tiện đến hiện trường tìm kiếm cứu nạn phi công, tàu bay trên.
– Lúc 10h00 ngày 14/6, BTL Quân khu 4 đã thành lập SCH phía trước tại BCHQS thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An do đồng chí Thiếu tướng Đặng Trọng Quân, Phó Tư lệnh – TMT quân khu chỉ huy các lực lượng tìm kiếm cứu nạn, đồng thời chỉ đạo Bộ Chỉ huy quân sự Nghệ An thành lập SCH phía trước tại Hòn Mắt.
– Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Đô đốc Phạm Ngọc Minh – Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã thành lập đoàn công tác do đ/c Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa – Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn trực tiếp vào hiện trường tham gia Sở Chỉ huy phía trước.
* Lực lượng phương tiện tham gia
– Lực lượng tham gia TKCN: 2.695 người.
– Phương tiện tham gia TKCN gồm: 254 phương tiện các loại và hàng trăm phương tiện, trang bị khác.
* Kết quả
– Lúc 10h50 ngày 14/6 máy bay Mi171 phát hiện vết dầu loang trên mặt biển tại 18o45’51″N – 105o54’41″E (cách Đông Hòn Mắt/Nghệ An khoảng 07 km).
– Lúc 08h08 lực lượng TKCN phát hiện có tín hiệu cấp cứu Đông Bắc Hòn Mắt khoảng 06 HL (khớp với thông tin Phi công Cường báo cáo).
– Lúc 11h30 SCH hiện trường nhận được báo cáo của Trung tâm TKCN Cảng Hàng không miền Bắc về việc máy bay Hàng không dân dụng Singapore phát hiện tín hiệu lạ tại vị trí cách Đông Nam Sầm Sơn khoảng 60 km. Qua xác minh vị trí tín hiệu trùng khớp với vị trí máy bay rơi.
– Lúc 04h00 ngày 15/6, tàu cá Hà Tĩnh HT 20219 TS do ông Phan Văn Lệ làm thuyền trưởng đã cứu vớt được Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường sau đó bàn giao cho cho tàu Biên phòng Hà Tĩnh đưa về cảng Hải đội 2, thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An lúc 13h20 cùng ngày.
– 18h00 ngày 17/6, ông Đậu Thành Kính, chủ tàu cá NA 90554 TS thông báo phát hiện 01 thi thể quấn trong dù tại tọa độ 19002’N – 106028’E (cách Đông Nam hòn Mê/Thanh Hóa khoảng 31 hải lý). SCH tìm kiếm cứu nạn điều ngay tàu CN-09/BP Nghệ An đến hiện trường tìm vớt. 20h30 tàu CN-09 đã tới tiếp cận xác nhận là thi thể phi công Trần Quang Khải, 21h30 tiến hành trục vớt đưa về cảng Cửa Hội/Nghệ An. Lúc 05h00 ngày 17/6, sau khi tổ chức một số thủ tục ban đầu theo phong tục, thi thể phi công Trần Quang Khải được chuyển sang viện QY 4/QK 4 để bảo quản.
5.2. Máy bay CASA 212
* Diễn biến
Lúc 12h30 ngày 16/6/2016, tại tọa độ 19o25’40″N-107o19’54″E (cách Nam Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ/Hải Phòng khoảng 44 hải lý), máy bay CASA212 số hiệu 8983 thuộc Lữ đoàn 918/Quân chủng Phòng không – Không quân trong khi bay tìm kiếm cứu nạn phi công máy bay SU30-MK2 bị mất liên lạc. Trên máy bay có 09 đồng chí do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng, Lữ đoàn 918 lái chính.
* Công tác chỉ đạo
Ngay sau khi sự cố xảy ra, Bộ Quốc phòng đã có Điện số 132/TK chỉ đạo: BTL Quân khu 3, Quân chủng Hải quân, các BTL: Biên phòng, Cảnh sát biển tập trung tìm mọi biện pháp triển khai các tàu có tốc độ cao đến khu vực xác định máy bay mất liên lạc; đồng thời thông báo cho các tàu, thuyền, ngư dân đang hoạt động trên khu vực vịnh Bắc Bộ, tham gia tìm kiếm. Thành lậ Sở chỉ huy phía trước tại BTL Quân chủng hải quân do Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng QĐNDVN trực tiếp chỉ đạo công tác TKCN.
* Công tác huy động lực lượng phương tiện
– Lực lượng tham gia TKCN: 1.768người, trong đó: 1.718 CBCS (HQ: 448, QK3: 514, PKKQ: 176, BP: 37, CSB: 137, BCCB: 14), 50 CB Hàng hải và 392 ngư dân.
– Phương tiện tham gia TKCN gồm:102 phương tiện các loại trong đó:
+ Máy bay: 04 chiếc (PK-KQ 02, Trung Quốc 02).
+ Tàu: 98 tàu xuồng các loại và hàng trăm loại phương tiện trang bị khác.
Năm 2017
Bão số 12
- Diễn biến
Hồi 13 giờ ngày 01/11, vị trí tâm ATNĐ trên khu vực phía Bắc đảo Pa-la-oan (Philipin). Sáng ngày 02/11, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 12, có tên quốc tế là Damrey. Lúc 06 giờ ngày 04/11, bão số 12 với sức gió mạnh cấp 11-13 đi vào đất liền các tỉnh Phú Yên-Khánh Hòa, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km, đi sâu vào đất liến và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp trên khu vực Camphuchia.
- Công tác chỉ đạo
Điện chỉ đạo: Tham mưu ban hành 11 công điện (TTg 02 [1659, 1681], PCTT 01[83], UBQG 02 [539, 540], BQP 02 [13072, 55], BTTM 02 [258, 56], CHCN 01 [55], CTC 01 [259].3. Công tác kiểm đếm tàu thuyền
Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng thông báo và hướng dẫn cho 79.182 Phương tiện/385.911 người, biết diễn biến, hướng di chuyển của ATNĐ để chủ động di chuyển, phòng tránh, thoát ra, không đi vào khu vực nguy hiểm
Về người: Chết 110 người (Quảng Trị 01, Huế 12, Quảng Nam 21, Quảng Ngãi 06, Bình Định 20, Phú Yên 01, Khánh Hòa 44, Kon Tum 01, Đắk Lắk 01, Lâm Đồng 03), mất tích 10 người (Quảng Nam 01, Quảng Ngãi 01, Bình Định 05, Phú Yên 02, Khánh Hòa 01), bị thương 358 người (Huế 06, Đà Nẵng 01, Quảng Nam 73, Quảng Ngãi 40, Bình Định 01, Phú Yên 20, Khánh Hòa 212, Đắk Lắk 05).
– Vật chất; Sập 3.560 nhà, hư hỏng 137.887, ngập 147.573 chìm 1.255 phương tiện, hư hại 98.481,62 ha hoa màu, 70.506 lồng bè hư hỏng 1.084 công trình công cộng, sạt lở 341.800m3 đất đá, đổ gãy 3.102 cột điện, chết 169.729 gia súc gia cầm
1.4. Lực lượng, phương tiện ứng phó, khắc phục hậu quả và tìm kiếm cứu nạn trên biển: 89.755 người (Bộ đội 38.046, Dân quân 50.625, Khác 1.084) và 1.444 phương tiện (Quân đội 1.324, khác 120)
* Kết quả: cứu nạn 700 người mắc kẹt, di dời 21.566 hộ/48.885 người, khám chữa bệnh 532 lượt người; Vận chuyển 40 tấn hàng hóa cứu trợ, 230 kg lương thực; sắp xếp neo đậu 9.652 pt, chằng chống nhà cửa 690 nhà, dựng 113 nhà, sửa chữa, dọn vệ sinh 30.866 nhà, dựng lại 6.332 cây, di dời 17 tấn lương thực đến nơi an toàn; thu hoạch 61 ha lúa; dọn dẹp 10.328m3 bùn đất, 12.900m2bèo, 249 giếng nước, 14 km kênh mương, 4,1 km đê, 148 km đường giao thông. và giúp nhân dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
Vụ tàu Hải Thành 26 bị chìm trên vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
* Diễn biến:
Lúc 06h45 ngày 28/3/2017, Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN) nhận được thông tin từ Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam về việc tàu Hải Thành 26 bị một tàu lạ đâm chìm trên vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu.
* Công tác chỉ đạo:
– Ngay sau khi nhận được thông tin Văn phòng ủy ban đã báo cáo và tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban (Thủ trưởng Bộ Quóc phòng) triển khai các biện pháp khẩn trương tìm kiếm cứu nạn 09 thuyền viên còn mất tích; yêu cầu Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam phát thông báo Hàng hải và điều 02 tàu SAR 413 và 272 của Trung tâm 3 đi cứu nạn; yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, BTM Bộ đội Biên phòng, chỉ đạo cơ quan chức năng, thông báo huy động các phương tiện gần khu vực đến phối hợp tìm kiếm, cứu nạn; BTM Hải quân, Cảnh sát biển thông báo cho các tàu của đơn vị đang làm nhiệm vụ gần khu vực biết để có biện pháp hỗ trợ, cứu nạn.
– Lúc 10.15 BTL Cảnh sát biển điều tàu CSB 2009, BCH Biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu điều tàu CN09 đi phối hợp tìm kiếm cứu nạn.
– Ngày 28/03/2017 Thủ tướng Chính phủ đã có Điện số 438/CĐ-TTg chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp Ủy ban Quốc gia TKCN, BQP và các Bộ, ngành và địa phương liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp tìm kiếm, cứu nạn số thuyền viên còn mất tích; làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
– Lúc 16.00 ngày 28/3/2017, Bộ Tổng Tham mưu đã chỉ đạo Quân chủng Hải quân điều tàu quét 888 từ Cam Ranh đến hiện trường để xác định vị trí tàu chìm.
* Công tác tổ chức chỉ huy:
– Chỉ huy chung các hoạt động TKCN: Đồng chí Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó Tổng tham mưu trưởng QĐNDVN, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Quốc gia TKCN và Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Cục trưởng Cục CHCN, Ủy viên thường trực, Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN.
– Chỉ huy tại hiện trường:
+ Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN: Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến, Phó Cục trưởng, Cục Cứu hộ – Cứu nạn, Phó Chánh Văn phòng và Đại tá Đàm Xuân Trường, Trưởng phòng TKCN chuyên ngành.
+ Cục Hàng hải: Đồng chí Nguyễn Hoàng, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải và cán bộ Phòng An toàn Hàng hải; Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải VN, Trung tâm TKCN khu vực 3.
* Kết quả:
– Lúc 14h30 ngày 29/3 tàu HQ 888 phát hiện tàu Hải Thành 26 bị chìm tại tọa độ 10020’N-107047’E, tình trạng của tàu chưa được xác định.
– Lúc 12.50 ngày 30/3 01 tàu cá BRVT đã phát hiện 01 thi thể nạn nhân (Đại phó Lương Văn Quỳnh, SN 1985) và thông báo cho tàu SAR đến vớt.
– Lúc 09h30 ngày 31/3 tàu Hải quân 888 phát hiện thi thể Ninh Văn Quỳnh, thợ máy trôi dạt và thông báo cho tàu SAR 413 đến vớt.
– Ngày 31/3 lực lượng thợ lặn đã vớt được 04 thi thể bị mắc kẹt trong tàu hải Thành 26 (gồm: Mai Văn Dương, Vũ Thế Kiên và Nguyễn Trường Đại, và một thuyền viên chưa rõ tên).
– Lúc 08h58 ngày 01/4, đã vớt được 03 thi thể còn lại.
Như vậy, đến 09h00 ngày 01/4, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã cứu được 02 người và vớt được 09/09 thi thể thuyền viên của tàu Hải thành 26-BLC.
Vụ Tàu CHEMROAD JOURNEY bị mắc cạn.
* Diễn biến:
Lúc 19h11 ngày 10/6/2017, văn phòng Ủy ban nhận được thông tin từ Trung tâm phối hợp TKCN Hàng hải VN về việc tàu chở hóa chất CHEMROAD JOURNEY/26 thuyền viên (Quốc tịch Cayman Island), trọng tải 20108 tấn; chở 29.954, 813 tấn hóa chất công nghiệp; 1701 tấn dầu FO và 113 tấn dầu DO từ Singapo đi Trung Quốc bị mắc cạn tại hòn Đá Tý (cách Nam đảo Phú Quý/Bình Thuận khoảng 28 hải lý). Nguy cơ xảy ra sự cố tràn hóa chất và tràn dầu ra biển rất cao.
* Công tác chỉ đạo:
– Ngay sau khi nhận được thông tin Văn Phòng Ủy ban đã xác minh và tham mưu đề xuất Lãnh đạo Ủy ban (Thủ trưởng Bộ Quốc phòng) triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn và biện pháp ngăn chặn sự cố tràn hóa chất và tràn dầu ra biển.
– Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Thượng tướng Phạm Ngọc Minh, Phó TTMT QĐND VN, Phó Chủ tịch Thường trực UBQG TKCN. Văn phòng Ủy ban đã tổ chức đoàn công tác do đồng chí Đại tá Phạm Văn Tỵ, Phó Chánh Văn phòng phụ trách trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo công tác ứng phó ngăn chặc sự cố tràn hóa chất, tràn dầu ra biển và xác định phương án cứu nạn.
– Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam phát thông báo hàng hải, giữ liên lạc với tàu; Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Công thương, tỉnh Bình Thuận; BTM Quân khu 7, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Binh chủng Hóa học; Trung tâm UPSCTD Miền Nam tổ chức lực lượng theo dõi, nắm chắc tình hình và kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình cứu cạn tàu, kiên quyết không đề tàu xả hóa chất và dầu ra biển.
– Thường xuyên duy trì 03 tàu của BP Bình Thuận, tàu CSB và tàu SAR giám sát hoạt động cứu nạn tàu Chemroad Journey.
* Kết quả:
– Ngày 21/7,tàu Chemroad Journey đã được các tàu cứu hộ do Công ty chủ tàu thuê cứu cạn, chuyển hàng và tổ chức lai kéo về Singapore.
Năm 2018
Vụ cháy tàu Hải Hà 18/Công ty Hải Ninh
1.1. Diễn biến
– 16h40 ngày 10/3, tại Cảng K99/Tổng công ty xăng dầu Quân đội, thuộc quận Hải An, TP.Hải Phòng xảy ra cháy tàu chở dầu Hải Hà 18/Công ty Hải Linh/Thái Bình (trọng tải 1.000 tấn) vào cảng K99/Công ty Xăng dầu Quân đội cấp dầu lên kho. Khi trên tàu còn khoảng 600 tấn dầu thì tàu phát nổ và cháy. 09h45 ngày 12/3, toàn bộ 375m3 xăng và 40m3 chất thải nhiễm dầu còn lại trên tàu Hải Hà 18 đãđược hút sang tàu Tiến Đạt 99. Các tàu ứng trực làm nhiệm vụ tại khu vực được lệnh rút khỏi hiện trường.
1.2. Công tác chỉ đạo
– Thủ tướng Chính phủ có Công điện khẩn số 327/CĐ-TTg ngày 10/3/2018 chỉ đạo Bộ Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải, UBND thành phố Hải Phòng theo chức năng nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ, triển khai các biện pháp nhanh chóng dập tắt đám cháy, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân sống khu vực xung quanh
– Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP.Hải Phòng tổ chức chỉ huy hiện trường, do đồng chí Chủ tịnh UBND thành phố trực tiếp phụ trách. Tham gia chỉ huy hiện trường còn các Đ/c: Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Cục trưởng Cục CHCN, Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến, Phó Cục trưởng Cục CHCN; Chuẩn ĐôĐốc Phạm Xuân Điệp-Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng và Bộ CHQS TP.Hải Phòng, Chỉ huy Lữ đoàn 128/HQ, Chi huy TT Ứng phó sự cố tràn dầu KV1, Chỉ huy trung tâm TKCN Hàng hải KV1, Chỉ huy Cảng vụ Hải Phòng và Lãnh đạo Công an TP.Hải Phòng.
2.3. Lực lượng, phương tiện
Hải đoàn 128/QC Hải quân 04 tàu (926, 703, 704, 999) và 3.500m phao quây; Tàu CSB 4063/KV1; Cảnh sát PCCC của Hải phòng (13 xe chữa cháy, 01 tàu, 01 xuồng); Cảnh sát PCCC của Quảng Ninh 01 tàu; Cảnh sát PCCC Hải Dương 02 xe chữa cháy; tàu SAR 273; Cảng vụ Hải Phòng 04 tàu; Biên phòng Hải Phòng 02 xuồng; lực lượng quân khu 3, Công an Thành phố Hải Phòng.
2.4. Kết quả tổ chức chữa cháy
Đám cháy không gây thiệt hại về người. Các lực lượng tổ chức dập tắt đám cháy lúc 00h05 ngày 11/3, cụ thể: Tổ chức di chuyển toàn bộ các tàu neo đậu trong khu vực ra khỏi cảng để bảo đảm an toàn. Các lực lượng tiến hành các biện pháp khống chế, làm mát, dập cháy và chống cháy lan. Đến 21h40 đám cháy suy giảm. Sử dụng 01 tàu Cảng vụ Đình Vũ và tàu 926/Lữ đoàn 128 lai kéo tàu bị cháy về phía hạ lưu khoảng 400m và tiếp tục dập cháy. Đến 00h05 ngày 11/3, đám cháy trên tàu Hải Hà 18 được dập tắt hoàn toàn. 09h15 tàu Hải Hà 18 đãđược kéo ra ngã ba Sông Đào để hút nhiên liệu và phòng chống ô nhiễm môi trường. Tiếp tục làm mát thân tàu, các tàu của Hải đoàn 128 (703, 704, 999) thả phao quây ngăn tràn dầu, sẵn sàng xử lý sự cố tràn dầu.
Năm 2019
Về vụ tàu APL Vancouver, Quốc tịch Singapore chở Con ten nơ bị cháy.
- Diễn biến
16h52 ngày 31/01/2019, Cục Cứu hộ – Cứu nạn (Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN) nhận được thông tin từ Trung tâm phối hợp TKCN Hàng Hải Việt Nam, lúc 14h20 ngày 31/01, tại 12047’N-109025’E (cách Đông Nam Hòn Nứa/Vạn Ninh/Nha Trang/Khánh Hòa khoảng 04 hải lý), tàu APL Vancouver, Quốc tịch Singapore, hành trình từ Hồng Kông/Trung Quốc đi Singapore; vận chuyển hàng công tơ nơ (các loại hàng tổng hợp, không có hàng, hóa chất nguy hiểm) tàu bị cháy tại khoang số 7. Tại hiện trường đã huy động 02 tàu APL Atlanta/Panama, VSG Dream/Panama hỗ trợ tàu bị nạn. Đại lý tàu, ông Dũng: SĐT 0913644541. Thuyền trưởng tàu đề nghị tăng cường phương tiện chuyên dụng để chữa cháy.
Lúc 19h26 ngày 11/02, tàu APL Vancouver thông báo không còn lửa hoặc khói trên tàu. Đến 12h00 ngày 12/02 tàu đã rời vịnh Phan Rang/Ninh Thuận hành trình đi Singapore.
- Công tác chỉ đạo ứng phó
Cục Cứu hộ- Cứu nạn (Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN) có thông tin gửi: Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Việt Nam phát thông báo hàng hải yêu cầu các phương tiện gần khu vực tàu bị nạn đến trợ giúp ứng phó; điều tàu SAR 27- 01, thuộc Trung tâm PH TKCN hàng hải Khu vực IV ra hiện trường xác minh và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu; Ban CH PCTT&TKCN tỉnh Khánh Hòa, BTM Bộ đội Biên phòng sử dụng lực lượng, phương tiện của địa phương tổ chức ứng phó và hỗ trợ cứu nạn khi có yêu cầu; BTM Quân chủng Hải Quân, Cảnh sát biển thông báo cho các phương tiện của đơn vị hoạt động trên biển biết để có biện pháp hỗ trợ; đồng thời báo cáo Bộ điều 01 tàu CSB 8005/Cảnh sát biển đang trực tại vịnh Vân Phong ra hiện trường hỗ trợ tàu bị nạn.
- Lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó
Trong 12 ngày chủ tàu đã thuê 08 lượt phương tiện (VT 101, TC Dragon,TC 65, ASHICO Lam Sơn, tàu 991, Tàu cứu nạn Lapan 34, tàu kéo Hoàng Long 05 và sà lan Việt Xô 05); Bộ Tổng Tham mưu và Ủy ban Quốc gia Ứng phó, Sự cố Thiên tai và TKCN điều 03 lượt phương tiện (tàu SAR 27-01,CSB 8005, BP 36-98-01) tham gia dập cháy và sẵn sàng cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
- Kết quả
Sau 12 ngày các lực lượng tham gia hỗ trợ dập cháy cho tàu APL Vancouver, đám cháy đã được dập tắt hoàn toàn. Hiện tàu APL Vancouver và tàu Lapan 34 đang làm các thủ tục thông quan và trở về nước.