banner main
Trang chủ- Phổ biến kiến thức
Nhật Bản chuẩn bị đối phó với động đất như thế nào?

Bị ám ảnh bởi ký ức về những trận động đất chết người, Nhật Bản đã áp dụng một số quy định chống động đất nghiêm ngặt nhất thế giới.

Sóc Trăng: Tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển cho chủ tàu

Sáng 23/9, tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề (Sóc Trăng), Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Sóc Trăng, UBND huyện Trần Đề tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật có liên quan về công tác tìm kiếm cứu nạn trên biển và phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa tràn dầu, hóa chất độc xạ

Ý thức phòng, chống thiên tai

Tại Hội nghị giao ban giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về phối hợp thực hiện Nghị định số 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2023, khi thảo luận về công tác phòng, chống thiên tai (PCTT), tìm kiếm cứu nạn, một số đại biểu chia sẻ: Quá trình tuyên truyền, vận động ngư dân đưa phương tiện vào nơi trú ẩn để tránh ảnh hưởng của bão, một số chủ phương tiện cố tình chây ỳ, không tuân theo hướng dẫn.

Nâng Cao Nhận Thức Ngư Dân Đảm Bảo Khai Thác An Toàn Trên Biển

Thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý tàu cá, tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về đảm bảo an toàn, tìm kiếm cứu nạn trên biển theo Công ước SAR 79 và phòng ngừa ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa tràn dầu trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, chiều ngày 2/6/2023 tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã tổ chức hội nghị để hỗ trợ thông tin cho ngư dân, đảm bảo được an toàn khi khai thác trên biển.

Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh và say nắng, say nóng mùa Hè

Mùa hè – thu, thời tiết nóng, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh truyền nhiễm và côn trùng truyền bệnh phát triển, dễ phát sinh dịch bệnh. Một số dịch bệnh có thể xảy ra như: Não mô cầu, sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, súm, quai bị, thủy đậu, nhiễm trùng nhiễm độc ăn uống, tả, thương hàn, viêm não Nhật Bản…; không loại trừ sự quay trở lại của dịch Covid-19.

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam lên đường sang hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất

Sau khi hoàn tất mọi công tác chuẩn bị trong thời gian ngắn, đêm 12-2, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam gồm 76 cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã lên đường sang hỗ trợ nước bạn Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất.

Những câu hỏi đáp các hiện tượng thủy văn

1. Có phải tốc độ di chuyển của bão chính là tốc độ gió mà bão sinh ra không? Dựa vào tốc độ di chuyển của bão có thể nhận định được hướng đi của bão không? Tốc độ di chuyển của bão không phải là tốc độ gió mà bão sinh ra. Trong một cơn bão, tốc độ gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão có thể đạt tới 200km/h đối với những cơn bão mạnh và không nhỏ hơn 65km/h đối với những cơn bão yếu. Tốc độ di chuyển của bão là tốc độ di chuyển của cả khối không khí khổng lồ xung quanh tâm bão. Trên biển Đông, bão thường di chuyển với tốc độ trung bình khoảng 10 -25 km/h và mỗi ngày có thể vượt qua một quãng đường khoảng 500km. Còn khi bão di chuyển nhanh, tốc độ di chuyển có thể đạt tới 30 – 35 km/h. Quan hệ giữa tốc độ di chuyển và hướng đi của bão rất phức tạp. Tuy nhiên, một cách tương đối có thể hiểu: Khi bão di chuyển nhanh với tốc độ ổn định thì quỹ đạo của bão ít thay đổi; khi bão di chuyển chậm lại và có lúc gần như đứng yên thì có khả năng bão sẽ đổi hướng di chuyển, và sau khi đổi hướng bão lại di chuyển nhanh lên. Tốc độ và hướng di chuyển của bão phục thuộc vào sự tương tác rất phức tạp giữa hoàn lưu gió xoáy nội tại của cơn bão và hoàn lưu khí quyển xung quanh. Khối không khí thuộc cơn bão luôn chuyển động và biến đổi. Các hệ thống áp cao và áp thấp xung quanh cơn bão có thể làm thay đổi một cách đáng kể tốc độ và hướng di chuyển của bão, đặc biệt là khi có không khí lạnh tràn xuống miền Bắc nước ta. Ngược lại, cơn bão cũng có thể làm biến đổi môi trường không khí xung quanh nó. Chính vì thế, sự di chuyển của bão chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. 2. Tại sao khi đi vào đất liền thì bão, áp thấp nhiệt đới thường bị suy yếu và tan đi, trong khi đó vùng áp thấp thì lại không? Nguyên nhân chính để giải thích là do sự khác nhau về điều kiện hình thành và phát triển giữa bão, áp thấp nhiệt đới và vùng áp thấp thông thường. Điểm giống nhau là cả hai đều là nhữ vùng có khí áp ở vùng trung tâm là thấp nhất và có gió thổi xoáy vào trung tâm. Nhưng sự khác biệt là ở chỗ, bão và ATNĐ hình thành và phát triển trên các vùng biển nóng (từ 26oC – 27oC), một trong những nguồn năng lượng chính cung cấp cho chúng là điều kiện nhiệt và ẩm (mà chỉ trên biển mới có), khi vào đất liền, nguồn năng lượng đó không còn duy trì, đồng thời do ma sát bề mặt lớn, vì thế nó suy yếu nhanh chóng và tan dần. Ngược lại, các vùng áp thấp thông thường có thể hình thành ngay trên đất liền hoặc trên biển, điều kiện tồn tại và phát triển của chúng không phụ thuộc vào nguồn năng lượng mà đại dương cung cấp, nó chỉ phụ thuộc chính vào hoàn lưu khí quyển ở các mực trên cao, chính vì thế dù chúng ở trên biển hay khi đi vào đất liền thì cường độ của chúng không hề suy giảm.

Sự khác biệt giữa các tên gọi của bão

Bão Haiyan tháng 11 năm 2013 Hurricane, cyclone hay typhoon đều là những từ được sử dụng để nói về những cơn bão biển lớn khi đổ bộ và tấn công vào nhiều khu vực trên thế giới, sự khác biệt trong cách sử dụng tên gọi chỉ dựa trên địa điểm hình thành và xuất hiện khác nhau của những cơn bão này. Hurricane là từ được sử dụng để nói về những cơn lốc biển ở Đại Tây Dương, biển Caribbe, vùng trung tâm và đông bắc Thái Bình Dương. Hurricane được sử dụng dựa theo tên của một vị thần ác của vùng biển Caribbe có tên là Hurricane. Ở tây bắc Thái Bình Dương, những cơn bão có sức mạnh tương đương được gọi là typhoon. Trong khi đó, cyclone được dùng để chỉ những cơn bão hình thành và xuất hiện ở nam Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sức mạnh của bão

Áp thấp nhiệt đới và bão

1. Khái niệm: Bão là hiện tượng gió mạnh kèm theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp (low pressure area) khơi sâu. Bão biển nhiệt đới là danh từ được dịch từ tiếng Anh “tropical yclone” hoặc “tropical storm”. Theo định nghĩa quốc tế, bão biển nhiệt đới phải có gió nhanh hơn 63 km/giờ (cấp 8, 34 knots). Nếu gió yếu hơn 63 km/giờ, gọi là áp thấp nhiệt đới (tropical depression). Nếu gíó mạnh hơn 118 km/giờ (cấp 12, 64 knots), bão được gọi là bão to với cuồng phong (typhoon). Ngoài ra còn có bão rất to hay siêu bão (super typhoon) với gió nhanh hơn 241 km/giờ. Bão có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào khu vực phát sinh: + Bão hình thành trên Đại Tây Dương: hurricanes + Bão hình thành trên Thái Bình Dương: typhoons + Bão hình thành trên Ấn Độ Dương: cyclones Điều kiện cơ bản để hình thành bão là nhiệt độ cao và những vùng dồi dào hơi nước: khi nhiệt độ cao sẽ làm cho hơi nước bốc lên mạnh và bị đấy lên cao, tại khu vực đó 1 tâm áp thấp hình thành. Do sự chênh lệch khí áp, không khí ở khu vực lân cận sẽ tràn vào.Tại tâm bão (mắt bão) không khí chuyển từ trên xuống dưới, xung quanh tâm bão: không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra những cơn mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh. Khi đi vào đất liền hoặc vùng biển lạnh ở các vĩ độ cao, bão mất nguồn năng lượng bổ sung từ không khí nóng ẩm trên biển, cộng với đó là ảnh hưởng của lực ma sát với mặt đất nên suy yếu dần và tan đi. 2. Cấu tạo của 1 cơn bão: Gồm các phần sau: Mắt bão (the eye), thành mắt bão (the eyewall), dải mây (rainbands) và lớp mây ti dày đặc phía trên (the Dense Cirrus Overcast)

Kỹ năng sống sót trong siêu bão

Người dân Philippines đi sơ tán để tránh bão Haiyan. Ảnh: aljazeera. Các gia đình nên dự trữ sẵn thức ăn, sạc đầy các thiết bị dùng pin, buộc chặt cửa và mái nhà, luôn cập nhật các thông tin về thời tiết… Đó là những khuyến cáo của Inquirer News, một tờ báo Philippines dành cho người dân để đảm bảo an toàn trước, trong và sau bão khi Haiyan bão mạnh nhất thế giới đổ bộ vào đây chiều 8/11/2013. 1. Trước bão – Đầu tiên, bạn nên dự trữ sẵn thức ăn và nước sạch, đặc biệt chuẩn bị những loại thực phẩm ăn liền không cần phải qua nấu nướng. – Đèn pin hay nến thắp sáng là thứ không thể thiếu. Bạn nên sạc đầy pin cho các thiết bị chạy bằng pin và để ở những vị trí dễ tiếp cận. – Hãy kiểm tra lại toàn bộ nhà cửa, nhanh chóng sửa chữa những chỗ bị hư hỏng, buộc lại cửa sổ, mái che đề phòng gió bão có thể giật tung và thổi bay gây tai nạn cho người cũng như thiệt hại về của cải. – Thu hoạch ngay những nông sản phẩm đã đến mùa gặt hái. Đưa gia súc về nơi trú ẩn an toàn. Với các gia đình ngư dân, nên để tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn. – Luôn cập nhật các bản tin thời tiết mới nhất. – Nếu phải sơ tán, nhớ mang theo quần áo, thực phẩm, các thiết bị cứu hộ, đèn pin/ nến, đài chạy bằng pin. 2. Trong bão – Nên ở trong nhà, tránh đi lại trong nước đề phòng bị điện giật hay giẫm phải những vật sắc nhọn. – Nếu trong nhà không có sẵn nguồn nước an toàn, hãy đun tạm nước mưa trong vòng 20 phút và để nó trong bình chứa có nắp đậy. – Nếu buộc phải di chuyển đến một trung tâm sơ tán, cần chú ý tuyệt đối bình tĩnh, đóng tất cả cửa sổ và cửa ra vào, đồng thời tắt công tắc điện nguồn. Bạn cũng nên cất các thiết bị hay đồ đạc quan trọng và quý giá ở vùng đất cao. Đặc biệt, nếu phải di chuyển, cần tránh các con đường có thể dẫn đến các dòng sông để tránh bị lũ cuốn. 3. Sau bão – Nếu nhà đã bị bão phá hủy, hãy đảm bảo rằng bạn an toàn trước khi bước vào. Hãy chắc chắn rằng không có cái gì sẽ rơi trúng người bạn. Cần cảnh giác với những con vật nguy hiểm như rắn… có thể vào nhà bạn. Cần cảnh giác với các nguồn điện có thể gặp nước. – Việc dọn dẹp nhà cửa sau bão cũng rất quan trọng và cần được tiến hành khẩn trương. Hãy thông báo ngay cho nhà chức trách nếu các đường cáp, đường dây điện bị hỏng. – Bạn cũng cần nhanh chóng thu dọn nước mưa bị tồn đọng trong các vũng, thau chậu… để tránh muỗi sinh sôi nảy nở./. http://vnexpress

Những cách thoát chết khi động đất xảy ra

Những cách thoát chết khi động đất xảy ra

Kinh nghiệm của Philipin trong ứng phó siêu bão Haiyan và giải pháp chống bão cho nhà thấp tầng ở nước ta

© ỦY BAN QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN


Địa chỉ : Số 6 - đường Sân Gôn - tổ 15 - Phường Phúc Đồng - quận Long Biên - Thành Phố Hà Nội.

Điện thoại: 024 37333664.

Fax: 024 37 33384.

Email: banbientap@tkcn.gov.vn.

Bản quyền thuộc ỦY BAN QUỐC GIA ỨNG PHÓ SỰ CỐ THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông Tin Điện Tử Ủy Ban Quốc Gia Ứng Phó Sự Cố Thiên Tai Và Tìm Kiếm Cứu Nạn" hoặc "www.tkcn.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ các nguồn này.